Nhắc đến cụm từ Hệ thống kinh doanh ta sẽ hình dung toàn bộ quy trình từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Do vậy hệ thống kinh doanh có thể cực kì phứt tạp hoặc đơn giản sẽ tùy thuộc vào mô hình kinh doanh đó vận dụng như thế nào

Xét cho cùng có 4 yếu tố nội bộ quan trọng trong một hệ thống kinh doanh mà doanh nghiệp cần nâng cấp, cải tiến liên tục nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, giành lấy thị phần trên thị trường.

Tứ trụ trong kinh doanh
Tứ trụ trong kinh doanh

1. Tài chính

Tài chính là giao điểm của các yếu tố trong hệ thống kinh doanh nhằm xác định được doanh thu và lợi nhuận nhằm để phân bổ ngân sách cho các nguồn lực hoạt động.
Cũng giống như một chiếc xe máy để vận hành thì cần có nhiên liệu là xăng. Các nguồn lực trong cty muốn vận hành trơn tru phải được phân bổ ngân sách hợp lí, kịp thời để đảm bảo cho toàn bộ máy cty hoạt động suôn sẻ.
Tài chính có chi tiêu đúng hay không cần phải xét đến kế hoạch, mục tiêu chiến lược mà cty đặt ra từ trước đó. Cân bám sát mức độ hiệu quả mang lại được là bao nhiêu, có phù hợp bới mục tiêu chiến lược hiện tại trong giai đoạn này hay không, trong mỗi lần chi ngân sách hoạt động.

2. Sản phẩm (cải tiến liên tục)

Sản phẩm được xem là linh hồn của doanh nghiệp. Theo thời gian nhu cầu người tiêu dùng thay đổi, tiêu chí về chất lượng, mẫu mã đòi hỏi cũng cao theo nhu cầu gia tăng của con người.
Do vậy sản phẩm phải được bộ phận P&D (Bộ phân nghiên cứu và phát triển) cải tiến nâng cấp liên tục để tạo ra thị hiếu cho người tiêu dùng, tránh nhàm chán với sản phẩm khi mà có quá nhiều hàng hóa khác có thể thay thế trong nền kinh tế thị trường và hội nhập như ngày nay.

3. Nhân lực (Đào tạo liên tục)

Trong hoạt động kinh doanh nhà quản trị luôn phải nghiên cứu là làm thế nào để tăng năng suất lao động?. Điều này có nghĩa là trong thời gian hoạt động của nguồn lực vẫn như cũ nhưng làm thế lại tạo ra giá trị nhiều hơn, to lớn hơn mà gián tiếp sẽ tạo ra năng suất và lợi nhuận cao hơn.

Do vậy đội ngũ nguồn nhân lực đòi hỏi trước tiên là phải có sức khỏe và khả năng có thể làm được việc tốt. Cty thường xuyên tập huấn, chia sẻ kinh doanh, phân tích rủi ro hạn chế để từ đó nhân sự trong cty có thể phát triển trong tương lai
Một bộ máy nếu muốn hoạt động tốt thì không để 1 con ốc nào đó lõng lẽo điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cty về lâu về dài.

Đào tạo cũng là một trong các yếu tố giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao lòng trung thành và đam mê nghề nghiệp của nhân sự.

4. Bán hàng và Marketing (Bán hàng chuyên nghiệp, marketing hiệu quả)

Đây là 2 bộ phận trực tiếp mang về doanh số và lợi nhuận của cty nên cần phải được trọng dụng mạnh. Marketing tốt sẽ làm bộ phận bán hàng hoạt động thuận lợi hơn cũng như bán hàng tốt thì cty mới có nguồn thu để chi cho các hoạt động marketing tiếp theo.
Marketing và Sale phải có mối quan hệ 2 chiều và cần hiểu rõ được nhiệm vụ của nhau trong bộ máy cấu trúc của cty.

Xét về yếu tố 7P marketing là một bộ phận rất rộng lớn bao gồm:

  1. Product: Sản phẩm
  2. Price: Giá
  3. Place: Phân phối
  4. Promotion: Quảng bá
  5. People: Con người
  6. Process: Quy trình
  7. Philosophy: Triết lý, văn hóa cty..vv
Mô hình Marketing 7P
Mô hình Marketing 7P

Do vậy làm tốt được các nhiệm vụ này hệ thống kinh doanh sẽ được phát triển bền vững từ việc xây dựng cấu trúc và nền tảng tốt.

Và sẽ còn rất rất nhiều mô hình khác sử dụng để quản trị doanh nghiệp sẽ được tôi chia sẻ ở các nội dung tiếp theo.

Xem tiếp
« Prev Post
Xem tiếp
Next Post »